Mục Lục
Tử Cấm Thành là điểm đến tham quan tại Bắc Kinh thu hút rất nhiều khách du lịch. Dù nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng không phải ai cũng hiểu về Tử Cấm Thành, có người cũng chỉ nghe đến tên chứ không biết quá nhiều thông tin. Tử Cấm Thành xây dựng năm nào? Có những điểm đến nào trong Tử Cấm Thành? Hãy cùng Sencom giải đáp những thắc mắc ấy trong bài viết sau đây!
=> Tham khảo 999+ đồng hồ treo tường nghệ thuật nhập khẩu mẫu mới nhất tại: https://sencom.vn/category/dong-ho-decor-treo-tuong
1. Đôi nét về Tử Cấm Thành
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về những đặc trưng của Tử Cấm Thành, hãy cùng điểm qua một vài thông tin cơ bản của địa danh nổi tiếng này.
1.1 Tử Cấm Thành được xây dựng dưới triều đại nào? Tọa lạc ở đâu?
Tử Cấm Thành (hay Cố Cung) được xây dựng vào giữa triều Minh, dưới đời vua Thành tổ Chu Đệ (Vĩnh Lạc) – người con thứ 4 của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.
Với giấc mộng đế vương, mong muốn cướp lấy ngai vàng từ cháu trai Doãn Văn của mình, Vĩnh Lạc đã cho dời đô từ Nam Kinh về Bắc Bình, sau đổi tên thành Bắc Kinh. Từ đây để hợp thức hóa việc mình lên ngôi vua, Vĩnh Lạc đã cho xây dựng Tử Cấm Thành.
Đến nay, Tử Cấm Thành đã tọa lạc ngay giữa trung tâm thủ đô Bắc Kinh suốt 24 triều đại từ nhà Minh cho đến nhà Thanh và tồn tại đến tận ngày nay.
1.2 Tử Cấm Thành xây dựng năm nào?
Vua Vĩnh Lạc đã ra lệnh cho xây dựng Tử Cấm Thành vào năm 1406 và được hoàn thành vào năm 1420, tức mất 14 năm để xây dựng xong công trình này. Đến năm 1987, nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và trở thành niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân Trung Quốc.
1.3 Ý nghĩa cái tên “Tử Cấm Thành”
Ở Trung Hoa thời xưa, hoàng đế được xem là thiên tử (tức con của trời). Trong một vài tài liệu cổ, nơi ở của Thiên đế trên trời được gọi là Tử cung hoặc Tử Vi Cung nên nơi ở của thiên tử cũng được gọi là “Tử”. Nơi đây dân thường bị cấm không được xâm phạm. Từ đó mới quyết định đặt tên cho cung điện nguy nga này là “Tử Cấm Thành”.
=> Tham khảo 1001+ món Quà tặng tân gia mừng nhà mới ý nghĩa, giá rẻ tại: https://sencom.vn/category/qua-tang-tan-gia
2. Cấu trung chung của Tử Cấm Thành
Trước tiên, Tử Cấm Thành được chia thành 2 phần chính:
2.1 Ngoại đình
Hay còn biết đến là Tiền triều, nằm ở phía Nam của Tử Cấm Thành. Trước kia, đây là nơi diễn ra các nghi lễ hoặc lễ tế quan trọng của triều đình cũng như tổ chức các buổi thi cử, tuyển chọn,… Ngay trung tâm ngoại đình là Điện Thái Hòa, sau đó là điện Bảo Hòa, hai bên Đông – Tây là điện Văn Hoa và điện Võ Anh.
2.2 Nội đình
Khu vực này còn được gọi là Nội cung theo như những bộ phim cổ trang gần đây. Đây là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất. Vào triều Thanh, đây cũng là nơi làm việc của Hoàng Đế. Cung Càn Thanh, Cung Khôn Ninh và điện Giao Thái là 3 cung chính ở đây hay còn được gọi là Hậu Tam Điện.
=> Tham khảo 100+ mẫu Gương decor trang trí cao cấp đang khuyến mãi tại: https://sencom.vn/category/guong-decor
3. Những địa điểm đáng chú ý của Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành với chiều dài từ Bắc sang Nam là 961m, từ Đông sang Tây 753m với biết bao kiến trúc đồ sộ, khó lòng có thể khám phá hết. Vậy nên khi có cơ hội đến tham quan cung điện này, đây là những điểm đến mà bạn không thể bỏ qua.
3.1 Điện Thái Hòa
Điện Thái Hòa là nơi quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, nằm ngay trung tâm và cũng là nơi tượng trưng cho quyền lực của nhà vua. Dưới thời Minh, Thái Hòa Điện là nơi thiết triều, bàn luận chuyện chính trị. Sau đến thời Minh nơi đây chỉ còn dùng để tổ chức các nghi lễ của triều đình.
Điện Thái Hòa sử dụng hoa văn rồng phượng là chủ yếu để chỉ sự hùng mạnh, quyền lực của hoàng đế. Kiến trúc mang đậm chất Trung Hoa, đồ sộ, lộng lẫy với sự kết hợp của nhiều vật liệu như gỗ, đá,… khiến ai một lần trông thấy cũng không thể nào quên được
3.2 Cung Càn Thanh
Cung này được đặc biệt xây dựng trên nền đá cẩm thạch cùng 2 lớp mái ngói lưu ly. Với diện tích vô cùng rộng lớn, cung được phân chia thành 9 phòng gồm 27 giường. Đây từng là nơi nghỉ ngơi mỗi đêm của hoàng đế. Nhưng đến vua Ung Chính, ông không muốn tiếp tục sống ở đây và chuyển qua nơi khác trong Tử Cấm Thành. Về sau, Cung Càn Thanh được sử dụng cho việc thiết triều, xét xử, tiếp đón quan khách, sứ thần nước bạn và tổ chức yến tiệc quan trọng.
Đến thăm Cung Càn Thanh, bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng ngai vàng hoàng đế. Từng đường nét, chi tiết đều được chạm trổ vô cùng tinh tế, công phu. Trước đó là chiếc bàn đã được vua dùng làm việc trước đây. Trên trần của cung điện cũng được chạm khắc những hoa văn rồng phượng vô cùng uyển chuyển, đẹp mắt và chi tiết.
3.3 Cung Khôn Ninh
Cung điện này là nơi ở của các hoàng hậu trong Tử Cấm Thành gồm 9 hành lang rộng rãi với 3 phòng lớn. Nhưng về sau, đến thời nhà Thanh, cung Khôn Ninh chỉ còn dùng làm nơi động phòng và là điện tế thần do các hoàng hậu đã chuyển sang Dưỡng Tâm điện cùng hoàng đế.
Lý do khiến nơi đây vô cùng đặc biệt là do đây từng là nơi ở của các hoàng hậu, gắn liền với những câu chuyện cung đấu lý kỳ, hấp dẫn và một vài giai thoại tâm linh khiến mọi du khách đều tò mò và muốn ghé qua nơi đây để tìm hiểu rõ hơn.
3.4 Ngự hoa viên
Ngự hoa viên hay còn được gọi là vườn Thượng Uyển, nằm ở phía sau cùng của Tử Cấm Thành, hay còn có thể xem là “lá phổi xanh” của nơi đây. Đến thăm Ngự hoa viên, bạn sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên lộng lẫy, dường như tách biệt với dáng vẻ oai hùng, nguy nga của toàn bộ cung điện. Với diện tích khoảng 11.000 m2, tại đây được trồng vô vàn các loại hoa, cây xanh và được trang trí vô cùng đẹp mắt, Tại đây cũng được bố trí thêm một số bàn trà, cung nhỏ, phòng đọc sách, phòng ngắm trăng,…
=> Tham khảo 100+ mẫu Bearbrick cao cấp, độc đáo nhất tại: https://sencom.vn/category/bearbrick
4. Những kiến trúc độc đáo ở Tử Cấm Thành
Nhắc đến Tử Cấm Thành, không chỉ nhắc đến lịch sử huy hoàng của cung điện này mà còn không thể bỏ qua những kiến trúc vô cùng đặc sắc, thể hiện sự uy quyền, oai phong và quyền lực của hoàng đế thời bấy giờ.
4.1 Kiến trúc đối xứng
Đây là kiến trúc phổ biến nhất ở Tử Cấm Thành. Tất cả các cổng, các sảnh, hành lang,… đều được bố trí theo kiến trúc đối xứng, lấy trung tâm dọc theo Bắc xuống Nam làm trục đối xứng.
4.2 Màu sắc mang đậm vẻ đẹp hoàng tộc
Từ xưa, màu vàng được xem là biểu tượng cho quyền lực và chỉ được sử dụng bởi hoàng tộc. Màu đỏ là tượng trưng cho sự hạnh phúc, may mắn. Do đó hai màu sắc này được sử dụng chủ yếu trong kiến trúc của Tử Cấm Thành nhằm thể hiện quyền lực của hoàng đế cũng như sự thịnh vượng của triều đại, của hoàng tộc.
4.3 Công trình gỗ
Tử Cấm Thành được xem là công trình gỗ công phu và cổ xưa nhất hiện nay. Các cột chính, dầm nhà đều được làm từ các loại gỗ quý. Phần mái phía trên cũng được làm từ gỗ mà không cần dùng đến bất kỳ chiếc đinh sắt nào. Từ vật liệu, thiết kế cho đến mức độ hoàn thiện đều khiến người ta phải thán phục.
4.4 Mái điện
Trên phần mái của các công điện được điêu khắc nhiều loại linh vật đại diện cho hoàng tộc điển hình nhất là rồng, phượng và sư tử – 3 linh vật được xem là biểu tượng của sự quyền lực.
4.5 Điêu khắc tượng đá
Không chỉ được khắc trên những lớp mái, tượng sư tử còn được khắc họa từ đá với những đường nét uốn lượn vô cùng công phu, tỉ mỉ với độ hoàn thiện cao. Những tượng sư tử từ đá được đặt ở nhiều nơi trong Tử Cấm Thành, là biểu tượng cho sức mạnh quyền và cũng linh vật canh giữ, bảo vệ cho hoàng tộc.
=> Tham khảo 868+ mẫu Quà tặng doanh nghiệp cao cấp, đầy ý nghĩa tại: https://sencom.vn/category/qua-tang-doanh-nghiep
Tử Cấm Thành xây dựng năm nào, có những gì đặc biệt?”. Mong rằng sau bài viết này bạn đã trả lời được những câu hỏi trên. Không chỉ những thông tin trên mà Tử Cấm Thành vẫn còn rất nhiều câu chuyện hay phía sau. Nếu có cơ hội du lịch đến Bắc Kinh hãy tận dụng khoảng thời gian ấy ghé thăm Tử Cấm Thành để hiểu hơn về lịch sử cũng như kiến trúc Trung Hoa xưa.
Bài viết liên quan:
Giải đáp thắc mắc: Giá đèn trang trí phòng khách có đắt không?
Địa chỉ cửa hàng đèn trang trí sang trọng, giá rẻ tại Hà Nội Tp.HCM
Bật mí cho bạn những món quà tặng sếp khi chia tay ý nghĩa nhất
Tổng hợp những mẫu nhà cấp 4 đẹp giá rẻ 300 triệu
Hướng dẫn: Xây dựng hồ cá Koi trong nhà đơn giản, dễ làm lắm
[Tổng hợp] Những mẫu nhà đẹp năm 2021 đang được ưa chuộng