Mục Lục
La bàn là một thiết bị hữu ích dùng để định vị phương hướng trong một khoảng không gian nhất định. Vì thế mà cách xem la bàn đã được ứng dụng hàng loạt trong các hoạt động như đi biển, đi rừng, thám hiểm sa mạc. Vậy cấu tạo của la bàn như thế nào? Cách xem la bàn?,…
=> Tham khảo 999+ đồng hồ decor treo tường nhập khẩu mẫu mới nhất tại: https://sencom.vn/category/dong-ho-decor-treo-tuong
1. Cấu tạo cơ bản của la bàn
Một chiếc la bàn thông thường sẽ gồm có các bộ phận cơ bản như vỏ hộp đựng, kim nam châm, mặt kính và tay cầm.
Trong đó kim nam châm được đặt lên trên một trụ xoay được thiết kế theo dạng hình lá dẹt, nhẹ, mỏng có từ tính và có một đầu được sơn trắng (hoặc xanh) để chỉ hướng Nam và đầu còn lại được sơn đỏ để chỉ hướng bắc.
Tiếp theo là bộ phận vỏ hay hộp đựng kim được sử dụng bằng chất liệu là kim loại từ tính và hộp đựng này sẽ được phân chia tuỳ theo ly giác (6400 ly giác) – hay độ (360 độ).
Mặt kính của la bàn thực tế sẽ không tham gia trực tiếp vào quá trình xác định phương hướng nhưng những mặt kính này lại có một ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ kim nam châm. Chúng ta có thể mang la bàn đi bất kể nơi đâu mà không sợ hư hỏng hay ảnh hưởng đến việc xác định hướng của la bàn.
Ngoài ra la bàn còn có những bộ phận khác như tay cầm và dây ngắm giúp cho việc đo – ngắm và tính toán được nhanh chóng, dễ dàng hơn.
=> Tham khảo 1001+ mẫu Tranh sắt treo tường khuyến mãi giá rẻ tại: https://sencom.vn/category/tranh-sat-treo-tuong
2. Các ký hiệu cơ bản của la bàn
- Hướng Nam được kí hiệu là S.
- Hướng Đông ký hiệu là E.
- Hướng Bắc được kí hiệu là N.
- Hướng Tây được kí hiệu là W.
- Hướng Đông Bắc kí hiệu là NE.
- Hướng Đông Nam kí hiệu là SE.
- Hướng Tây Nam kí hiệu là SW.
- Hướng Tây Bắc kí hiệu là NW.
3. Các loại la bàn cơ bản
Hiện nay trên thị trường có hai loại la bàn chính là la bàn từ tính và la bàn không từ tính.
3.1 La bàn từ tính:
Loại này dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định. Trong thực tế la bàn được ứng dụng nhiều trong các hoạt động mang tính chất “thám hiểm” như đi biển, vào rừng, sa mạc, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ, hướng bay của máy bay.
3.2 La bàn không từ tính:
Có hai loại la bàn không từ tính phổ biến hiện nay là la bàn con vụ và la bàn GPS
Trong đó, đối với la bàn con vụ, loại la bàn này không dùng từ trường mà duy trì định hướng bằng con quay theo hiệu ứng con vụ. Nó sẽ giữ định hướng trục con quay kể từ khi bắt đầu quay và khi chưa chịu lực nào đó tác động vào. Tuy nhiên lại có nhược điểm là luôn phải cấp điện năng để con vụ duy trì sự quay. Nếu để ngừng quay thì định hướng bị phá bỏ và không khôi phục được. Loại la bàn này được sử dụng phổ biến trong các tàu bay (quân sự), tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,…
La bàn GPS hoạt động được dựa trên phần Hệ thống Định vị Toàn cầu (Global Positioning System, GPS), và là một menu sử dụng của máy thu GPS. Nhờ vào cách đạt được độ chính xác định vị tọa độ cao mà máy thu GPS có thể tính được tốc độ và phương vị di chuyển gần như chính xác. Các máy thu GPS hiện đã có ở dạng máy cầm tay được trang bị cho cá nhân, hoặc được cài đặt trong các thiết bị điện tử. Để chiếc la bàn GPS có thể hoạt động được thì vị trí đo phải nhận được sóng từ ít nhất từ 3 vệ tinh của Hệ thống Định vị Toàn cầu và khi đó người sử dụng phải di chuyển. Nó sẽ bị lỗi nếu chỉ ở trong nhà, trong rừng rậm,…
=> Tham khảo Đồng hồ con công sang trọng, hiện đại mới nhất tại: https://sencom.vn/category/dong-ho-con-cong
4. Hướng dẫn sử dụng la bàn
4.1 Cách xem la bàn định vị:
- Bước 1: Bắt đầu xoay la bàn sao cho cây kim màu đỏ chỉ về hướng bắc về đúng chính giữa vạch đỏ số 0 rồi xác định phương hướng.
- Bước 2: Sử dụng kim nam châm đặt lên trên trục xoay.
- Bước 3: Định hướng từ trường của trái đất.
4.2 Cách xem la bàn truyền thống :
Đây là loại la bàn được sử dụng rất phổ biến cho những người đi dã ngoại, du lịch chuyên nghiệp hay đi rừng và cách sử dụng hay xem cũng có phần phức tạp hơn. Vì thế để tăng tính hiệu quả người ta thường chọn sử dụng loại la bàn truyền thống kết hợp cùng bản đồ để dễ dàng hơn khi xem la bàn chỉ đường, tránh được những rắc rối khi không may mắn lạc đường.
- Bước 1: Điều chỉnh độ lệch từ thiên bằng việc tuân theo những nguyên tắc hướng dẫn để căn được góc một cách chính xác nhất.
- Bước 2: Dùng một góc phương vị theo đúng thực tế nơi bạn đang đứng khi xác định vị trí trên bản đồ.
- Bước 3: Kết hợp góc phương vị đó cùng với bản đồ để xác định được vị trí của bạn và kẻ 1 đường thẳng dọc theo cạnh thẳng trên chiếc la bàn. Điểm giao nhau của đường thẳng theo cột mốc ra dọc con đường bạn đang đi chính là vị trí hiện tại của bạn, từ đó các bạn có thể dễ dàng xác định đúng các hướng la bàn cần đi.